"Ne croyez point ceux qui
vous diront que la jeunesse est faite pour s'amuser; la jeunesse n'est point
faite pour le plaisir, elle est faite pour l'héroisme ... ne croyez pas que
vous serez diminué, vous serez au contraire merveilleusement augmenté. C'est
par la vertu que l'on est un homme ..." Paul Claudel (Lettre à Jacques Rivière)
I. Fractal Geometry, Chu Kỳ Vòng
Đời của Loài Bướm
Nhà Toán học nổi danh Benoit
Mandebrolt có viết về khái niệm "fractal geometry" vào năm 1975, để
diễn tả về hiện tượng "self-similarity" (đại khái là sự duy trì vẻ
tương tự trong nét cấu tạo của động vật, từ chi tiết nhỏ bé bên trong--phải
dùng kính hiển vi mới thấy--cho đến hình dung tổng quát bên ngoài). Khái niệm
này thật sự được xuất phát từ thế kỷ 18 bởi những nhà Toán học khác như Leibniz
qua đến Cantor và Henri Poincaré, trước khi Mandebrolt phổ thông hoá như trên.
Khái niệm này đã được áp dụng để diễn tả khuôn thiết kế của những hiện tượng
trong thiên nhiên như mây trên trời, dãy núi, bờ biển, v.v., và cũng đã được áp
dụng trong sự tìm hiểu khuôn thiết kế của những hiện tượng trong sinh vật học
như nhịp tim, mạch máu, v.v.
Một hiện tượng huyền bí tuyệt vời
trong thiên nhiên là chu kỳ vòng đời của loài bướm. Chu kỳ này trải qua 4 giai
đoạn rõ rệt: trứng (egg), sâu (caterpillar), sâu bướm (chrysalis), và bướm
(butterfly). Dựa theo quan sát tổng quát của chu kỳ này, sự biến đổi từ sâu
bướm sang bướm là một kỳ diệu của Tạo Hoá, ít ai chứng kiến mà không sửng sốt
bàng hoàng. Và mặc dù sự biến thể này là ghi dấu cho biến chuyển ly kỳ nhất
trong chu kỳ, giai đoạn không kém tầm quan trọng là từ sâu sang sâu bướm. Ở
thời kỳ chuyển tiếp này, mặc dù trong nhãn quan chúng ta, bên ngoài lớp vỏ con
sâu, tất cả đều có vẻ yên tĩnh ít đổi thay; nhưng, dưới lớp kính hiển vi bên
trong là biết bao lay chuyển giao động, để chuẩn bị cho sâu bướm tiến vào biến
thể (metamorphosis) theo "genetic blueprint," để được hoàn thành từ
con sâu bướm chắp cánh thành bướm bay bổng lên không trung.
II. Chu Kỳ Vòng Đời La San Taberd
Dựa vào nhận xét về fractal
geometry và chu kỳ vòng đời của loài bướm, chúng ta có thể giả định rằng La San
Taberd của nền giáo dục Việt Nam, với một lịch sử huy hoàng từ ngày khai lập,
là một hiện tượng khác thường, tương xứng với hiện tượng chu kỳ vòng đời của
loài bướm, trong nguyên tắc trùng khuôn thiết kế của những hiện tượng hy hữu
trong thiên nhiên.
Đặt vào so sánh này, chúng ta có
thể nhận ra những điểm tương phùng như sau. Từ năm 1865-1873, La San Taberd nằm
trong giai đoạn “trứng”, khi các sư huynh tiên phong dòng La San từ Pháp đến
quản giáo College d'Adran và sau đó cùng hợp tác với linh mục Kerlan để mở
trường nghĩa thục mang tên La San Taberd. Trong 100 năm 1874-1974, trường ở
trong giai đoạn “sâu”, phát triển hoàn hảo trong ngành giáo dục trên các phương
diện trí dục, đức dục và thể dục. Và như đã đề cập về tầm mức quan trọng của
thời kỳ chuyển tiếp từ sâu sang sâu bướm, trong trường hợp La San Taberd, giai
đọan này đã xảy ra trong khoảng 12 năm cuối giai đoạn “sâu”, 1964-76. Tiếp đến,
giai đoạn sâu bướm đã chính thức bắt đầu sau năm 1976, niên học cuối cùng của
La San Taberd, trước khi trường bị giải thể.
III. Chuẩn Bị Chắp Cánh: Sư Huynh
Hiệu Trưởng Félicien Huỳnh Công Lương
Frère Félicien Huỳnh Công Lương
là sư huynh hiệu trưởng (SHHT) trong 12 năm cuối cùng của La San Taberd, ngoại
trừ 4 hay 5 năm lãnh đạo của SHHT Désiré Lê Văn Nghiêm. Ngày hôm nay, khi xem
lại Lời Huynh Trưởng (LHT) của Frère Félicien trong cuối niên học 1964-65 (năm
đầu của promo Taberd 76), bắt đầu vào thời kỳ chuẩn bị "sâu" sang
"sâu bướm" của La San Taberd, chúng ta không thể tránh được cảm giác
bàng hoàng trước những điều giảng huấn tiên tri sâu đậm của Frère.
Các em học sinh thân mến,
Cuốn kỷ yếu đến tay các em thì niên học 1964 - 1965 đã kết thúc rồi. Một năm qua ! Một năm dài dằng dặc với bao giờ cặm cụi với bút nghiên; một năm với tất cả những niềm vui hay nỗi buồn của nó ... với những lúc say sưa trong chiến thắng thành công hay những lúc chán nản chua cay vì thất bại, thử thách.
Đời người đều được thêu dệt như vậy ...
1964 - 1965 một năm đã qua !
Một năm đầy biến cố chồng chất trên giải đất thân yêu của chúng ta:
Nào những xáo trộn trên chính trường xã hội dồn dập kế tiếp nhau một cách đột ngột, không phù hợp với bản sắc dân tộc ta.
Nào các trận cuồng phong bão lụt khủng khiếp chưa từng thấy làm cho đất nước đã điêu đứng lại càng thêm sầu thảm.
Một cách kín đáo hơn, nhưng cũng không kém phần tai hại, sự khinh miệt những giá trị cổ truyền, làm lung lạc các tâm hồn, làm cho họ nghi kỵ, ngờ vực lẫn nhau ...
Nằm ngay trung tâm thủ đô, trường Taberd dĩ nhiên không thể tránh được những hậu quả của những cơn bão táp đó đang đổ dồn trên đất nước.
Chúng ta không thể phủ nhận một vài sự trễ nải trong đời sống học sinh, gây nên vì hoàn cảnh thời cuộc ... Nhưng phải công nhận rằng phần đông các học sinh Taberd vẫn vững lòng tiếp tục việc học hành mắc dầu có những biến chuyển ngả nghiêng trong giới học đường ... Thực ra, tòa nhà có giá trị đâu phải chỉ vì cái vẻ bề ngoài cổ kính hay tân thời, giá trị của nó trước nhất là ở bên trong, ở những vật liệu kiến trúc vững chắc của nó, ở những thành phần sống động ở trong nó.
Về phương diện này, các em học sinh Taberd thực đáng khen ...
Kẻ điều khiển con tàu không được bỏ lỏng tay lái giữa cơn bão táp. Trái lại, bão táp càng mãnh liệt, người thủy thủ lại càng phải vững tay lái, mắt luôn theo dõi kim địa bàn, cố gắng cứu thoát con tàu, bảo tồn hàng hóa và đưa tàu về tới bến.
Đời người cũng có bến phải đạt tới nơi. Nó cũng có những giá trị vĩnh viễn cần phải được bảo tồn ... Đời sống ta chỉ có giá trị nếu ta biết sống theo một lý tưởng: LÝ TƯỞNG GIA ĐÌNH, TỔ QUỐC, THIÊN CHÚA.
Có như vậy, đời sống ta mới là một bước tiến lên không ngừng ...
Ai nói tới sự sống thì phải nói tới sự khát vọng trong một đời sống dồi dào phong phú hơn. Quanh chúng ta, đời sống thật chỉ là một khát vọng. Tất cả những nguyện vọng chính đáng đó đều hướng về tột đỉnh, vươn lên tới SỰ SỐNG HOÀN TOÀN SUNG MÃN, gieo rắc tràn đầy nghĩa cử và công đức ...
Vậy điều thiết yếu của các em học sinh phải lo giữ gìn với bất cứ giá nào, đó là LÒNG HĂNG HÁI CẦU TIẾN nghĩa là ước muốn tiến lên mãi mãi. Sự khát vọng đó phải đánh dấu tất cả các hoạt động học đường, hoạt động thể thao, hoạt động xã hội của các em. Nó phải nung nấu tâm can và đời sống các em.
Người trai trẻ không được phép sống trong sự tầm thường ... Họ chỉ tìm thấy sự vui sống khi đã biết buộc chặt "xe của mình vào một vì sao" vì "con đường cứu thoát chỉ là một hướng đi lên" (Claudel).
Cuốn kỷ yếu đến tay các em thì niên học 1964 - 1965 đã kết thúc rồi. Một năm qua ! Một năm dài dằng dặc với bao giờ cặm cụi với bút nghiên; một năm với tất cả những niềm vui hay nỗi buồn của nó ... với những lúc say sưa trong chiến thắng thành công hay những lúc chán nản chua cay vì thất bại, thử thách.
Đời người đều được thêu dệt như vậy ...
1964 - 1965 một năm đã qua !
Một năm đầy biến cố chồng chất trên giải đất thân yêu của chúng ta:
Nào những xáo trộn trên chính trường xã hội dồn dập kế tiếp nhau một cách đột ngột, không phù hợp với bản sắc dân tộc ta.
Nào các trận cuồng phong bão lụt khủng khiếp chưa từng thấy làm cho đất nước đã điêu đứng lại càng thêm sầu thảm.
Một cách kín đáo hơn, nhưng cũng không kém phần tai hại, sự khinh miệt những giá trị cổ truyền, làm lung lạc các tâm hồn, làm cho họ nghi kỵ, ngờ vực lẫn nhau ...
Nằm ngay trung tâm thủ đô, trường Taberd dĩ nhiên không thể tránh được những hậu quả của những cơn bão táp đó đang đổ dồn trên đất nước.
Chúng ta không thể phủ nhận một vài sự trễ nải trong đời sống học sinh, gây nên vì hoàn cảnh thời cuộc ... Nhưng phải công nhận rằng phần đông các học sinh Taberd vẫn vững lòng tiếp tục việc học hành mắc dầu có những biến chuyển ngả nghiêng trong giới học đường ... Thực ra, tòa nhà có giá trị đâu phải chỉ vì cái vẻ bề ngoài cổ kính hay tân thời, giá trị của nó trước nhất là ở bên trong, ở những vật liệu kiến trúc vững chắc của nó, ở những thành phần sống động ở trong nó.
Về phương diện này, các em học sinh Taberd thực đáng khen ...
Kẻ điều khiển con tàu không được bỏ lỏng tay lái giữa cơn bão táp. Trái lại, bão táp càng mãnh liệt, người thủy thủ lại càng phải vững tay lái, mắt luôn theo dõi kim địa bàn, cố gắng cứu thoát con tàu, bảo tồn hàng hóa và đưa tàu về tới bến.
Đời người cũng có bến phải đạt tới nơi. Nó cũng có những giá trị vĩnh viễn cần phải được bảo tồn ... Đời sống ta chỉ có giá trị nếu ta biết sống theo một lý tưởng: LÝ TƯỞNG GIA ĐÌNH, TỔ QUỐC, THIÊN CHÚA.
Có như vậy, đời sống ta mới là một bước tiến lên không ngừng ...
Ai nói tới sự sống thì phải nói tới sự khát vọng trong một đời sống dồi dào phong phú hơn. Quanh chúng ta, đời sống thật chỉ là một khát vọng. Tất cả những nguyện vọng chính đáng đó đều hướng về tột đỉnh, vươn lên tới SỰ SỐNG HOÀN TOÀN SUNG MÃN, gieo rắc tràn đầy nghĩa cử và công đức ...
Vậy điều thiết yếu của các em học sinh phải lo giữ gìn với bất cứ giá nào, đó là LÒNG HĂNG HÁI CẦU TIẾN nghĩa là ước muốn tiến lên mãi mãi. Sự khát vọng đó phải đánh dấu tất cả các hoạt động học đường, hoạt động thể thao, hoạt động xã hội của các em. Nó phải nung nấu tâm can và đời sống các em.
Người trai trẻ không được phép sống trong sự tầm thường ... Họ chỉ tìm thấy sự vui sống khi đã biết buộc chặt "xe của mình vào một vì sao" vì "con đường cứu thoát chỉ là một hướng đi lên" (Claudel).
Tất cả cựu học sinh La San Taberd, sau thay đổi
lịch sử nước của năm 1975, và sau khi trường bị giải thể năm 1976, nhiều người
di tản đi khắp nơi trên thế giới, nhiều người ở lại trong nước, biết bao đổi
thay của gần 40 năm qua! Nếu tất cả trong chúng ta gom ghép hết những kiến thức
và kinh nghiệm sống tập thể của thời gian qua, có lẽ chúng ta cũng đã chỉ đạt
được một phần nhỏ những điều giảng huấn của Frère Félicien ngày đó. Gần 40 năm
của các cựu học sinh trưởng thành qua những học vấn trên trường đời và các trường
đại học, chúng ta nhận ra đúc kết của "pearls of wisdom" từ biết bao
sách hay và kinh nghiệm quý báu của các tiền nhân, đã sẵn hiện hữu trong bài
LHT của Frère Félicien từ gần nửa thế kỷ trước đây, và cho đến ngày hôm nay
chúng ta vẫn còn tiếp tục học hỏi được qua khuôn vàng thước ngọc
nung nấu tâm can và đời sống bằng ước muốn tiến lên
mãi mãi, trong lý tưởng gia đình, tổ quốc, Thiên Chúa (SHHT Félicien)
Đọc bài LHT của Frère, chúng ta hẳn nhận ra được áp
dụng thâm thuý của "fractal geometry" trong thời gian và đời sống con
người, gói ghém trong hai câu,
Một năm dài dằng dặc với bao giờ cặm cụi với bút
nghiên; một năm với tất cả những niềm vui hay nỗi buồn của nó ... với những lúc
say sưa trong chiến thắng thành công hay những lúc chán nản chua cay vì thất
bại, thử thách.
Đời người đều được thêu dệt như vậy ...
cũng như trong linh hồn La San Taberd nói chung, và
trong tâm linh cá nhân các em học sinh mà Frère Félicien đã dành cả cuộc đời
đào tạo
Thực ra, tòa nhà có giá trị đâu phải chỉ vì cái vẻ
bề ngoài cổ kính hay tân thời, giá trị của nó trước nhất là ở bên trong, ở
những vật liệu kiến trúc vững chắc của nó, ở những thành phần sống động ở trong
nó.
Tìềm tàng trong câu giảng huấn trên của Frère là
những bửu bối cổ kính trong văn hoá dân tộc Việt Nam, mà trong ngày hôm nay
càng ngời sáng hơn trong nét nhìn qua khoa tâm lý học hiện đại. Những tuyên chỉ
từ ở Frère "bên trong ... kiến trúc vững chắc ... những thành phần sống
động ở trong ..." chúng ta tìm thấy tương đương trong khái niệm "robust
and vibrant ego structure" mà Frère Félicien đã nhấn mạnh đào tạo trong
giáo dục La San Taberd để chuẩn bị cho sự tiến lên mãi mãi, trong lý tưởng gia
đình, tổ quốc, Thiên Chúa.
Và, theo như đoạn cuối bài (LHT),
Và, theo như đoạn cuối bài (LHT),
Người trai trẻ không được phép sống trong sự tầm
thường ... Họ chỉ tìm thấy sự vui sống khi đã biết buộc chặt "xe của mình
vào một vì sao" vì "con đường cứu thoát chỉ là một hướng đi lên"
(Claudel).
chúng ta có thể phỏng đoán được Frère Félicien, lúc
sinh thời, nghiên cứu rất nhiều và có một niềm ưu ái đến Paul Claudel
(1868-1955). Claudel là một thi sĩ, một nhà văn lớn của nước Pháp, và cũng là
một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Những thành công lớn trong thi văn của Paul
Claudel đã đưa ông được tuyển lựa vào Académie Francaise năm 1946. Tuy địa hạt
của Frère Félicien là ngành giáo dục, không nhiều liên quan đến thi văn và
ngành ngoại giao của Paul Claudel, và mặc dù Frère có trích một ít câu văn của
Claudel như trên, chúng ta có thể suy rằng, theo nghiên cứu toàn thể bài LHT và
thi văn của Claudel, quan điểm tương phùng của Frère với Paul Claudel là dựa
trên tín ngưỡng bao la nơi Thiên Chúa.
Niềm tín ngưỡng thể hiện trong lời giảng huấn,
Niềm tín ngưỡng thể hiện trong lời giảng huấn,
Kẻ điều khiển con tàu không được bỏ lỏng tay lái
giữa cơn bão táp. Trái lại, bão táp càng mãnh liệt, người thủy thủ lại càng
phải vững tay lái, mắt luôn theo dõi kim địa bàn, cố gắng cứu thoát con tàu,
bảo tồn hàng hóa và đưa tàu về tới bến.
Đời người cũng có bến phải đạt tới nơi. Nó cũng có những giá trị vĩnh viễn cần phải được bảo tồn ... Đời sống ta chỉ có giá trị nếu ta biết sống theo một lý tưởng: LÝ TƯỞNG GIA ĐÌNH, TỔ QUỐC, THIÊN CHÚA.
Đời người cũng có bến phải đạt tới nơi. Nó cũng có những giá trị vĩnh viễn cần phải được bảo tồn ... Đời sống ta chỉ có giá trị nếu ta biết sống theo một lý tưởng: LÝ TƯỞNG GIA ĐÌNH, TỔ QUỐC, THIÊN CHÚA.
đã mang đến cho Frère một sức mạnh và quyết liệt
phi thường để hướng dẫn trường và nhà nguyện thánh đường trước những biến cố và
thử thách trong năm đó, và đã ban cho Frère một tia nhìn về tương lai Lasan
Taberd, để lại cho chúng ta và hậu thế những điều giảng huấn sáng ngời muôn
đời.
IV. Hồn Bướm La San Taberd
Những lời khuyên giảng của Frère
Félicien, ngoài tầm mức chứa đựng những giáo huấn vô giá, còn là di chứng cho
chúng ta để ngày hôm nay hiểu thêm được về tâm huyết của Frère và các sư huynh
dòng Lasan, cũng như tình cảm đặc biệt khác thường chúng ta cùng có hôm nay và
trong mãi mãi với ngôi trường Lasan Taberd. Tất cả những hy sinh của các sư
huynh suốt một cuộc đời thờ phụng Thiên Chúa và phục vụ cho nền giáo dục của
dòng Lasan đã bắt nguồn từ tình thương Thiên Chúa ban phó. Sau gần 40 năm im
vắng sinh hoạt từ khi Lasan Taberd bị giải thể, tình thương này không những
không phôi phai, mà đã được thể hiện sung mãn trong sự lôi cuốn các cựu học
sinh trở về với kỷ niệm trường xưa qua Taberd.org. Đây là một hiện tượng chúng
ta có thể xác nhận một cách khách quan là không tương tự so sánh với các trường
Việt khác, ngay cả trong mẫu số chung của tinh thần "Công Cha, Nghĩa Mẹ,
Ơn Thầy" của văn hoá Việt Nam.
Nếu như trong những năm ngày xa
xưa, chúng ta dùi mài kinh sử ở Lasan Taberd mà không ý thức được tình thương
yêu chan chứa và sự hy sinh suốt cuộc đời của các Frères, thì một phần là do
nơi hồn nhiên của tuổi thơ. Gần 40 năm sau, hầu hết chúng ta đã có gia đình
riêng tư, đã nuôi nấng và gầy dựng cho các con chúng ta, ý thức chúng ta ngày
nay đối với các Frères, tiêu biểu qua Frère Félicien, không chỉ là "ơn
Thầy," mà là một đặc ân hiếm quý của dòng La San. Trong bài LHT năm 1965,
chúng ta nhận ra được nỗi đau của Frère, trong tình thương và trách nhiệm dạy
dỗ hàng ngàn học sinh, trước những biến cố gây ảnh hưởng đến tiến triển giáo
dục ở trường; chúng ta đã từng lo lắng cho chuyện học và thi cử của con chúng
ta, thì ta có thể mường tượng được những giông tố gian truân cho Frère trong
những tháng ngày đó.
Ngày hôm nay, đọc lại bài LHT của
Frère Félicien năm 1965--viết sau những biến cố của niên học trước đó, với
những điều giảng huấn tiên tri, chúng ta không tránh được cảm nhận tình thương
yêu chan chứa của Frère đến hàng ngàn Tabériéns thơ dại của Frère. Nếu như châm
ngôn tiếng Việt có câu "thời thế tạo anh hùng" thì qua di chứng ở bài
LHT, Frère Félicien là một đại anh hùng đã vận dụng tất cả tình thương Thiên
Chúa ban phó đến hàng ngàn học sinh, với tất cả những thông thái trong Frère,
không những để dìu dắt Lasan Taberd ngày đó, mà còn để lại cho dòng La San
những giảng huấn vô giá muôn đời.
Trong tập sách, The Butterfly as
Companion, của Kuang–ming Wu viết về thi văn Trang Tử và loài bướm, trong lời
mở đầu ông ta có viết: "You can enjoy and follow a butterfly fluttering
back and forth between dream and reality without denying either. You will
flutter with it between ancient China and the modern West. You will live
vigorously and zestfully."
Tác giả Wu đã viết về kiệt tác thơ của nhà hiền triết Trang Tử
...
Trang Tử mộng thấy mình là bướm
Thế là phấp phới bay, bướm mà
Tự mình thích chí lắm! [1]
...
để diễn giải về nét đẹp thi văn của Trang Tử từ những cảm hứng huyền dịu về cánh bướm.
Tác giả Wu đã viết về kiệt tác thơ của nhà hiền triết Trang Tử
...
Trang Tử mộng thấy mình là bướm
Thế là phấp phới bay, bướm mà
Tự mình thích chí lắm! [1]
...
để diễn giải về nét đẹp thi văn của Trang Tử từ những cảm hứng huyền dịu về cánh bướm.
Nếu như Trang Tử đã có những giấc mơ về loài bướm
để lại thi văn bất hủ cho nhân loại, thì Frère Félicien năm 1965 đã thiết kế
những biến thể tối cần cho sâu bướm La San Taberd trở thành hồn bướm La San
Taberd để mãi mãi bay đi trong cuộc đời này và hậu thế.
[1] lời dịch qua nhà văn Phan
Nhật Chiêu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét