Nhân chuẩn bị kỷ niệm
90 năm thành lập trường La San Đức Minh, Fr. Tân, cựu Sư huynh Giám tỉnh, đang
công tác thừa sai tại Togo Châu Phi đã gửi 2 bài viết về Trung Tâm Dạy Nghề Dân
Lập Đức Minh (do ngài làm giám đốc, tuy nhiên hiện nay vì ở xa nên không trực
tiếp điều hành). Bài 1. La San Đức Minh trên đường hồi sinh. Theo bài viết, Sư
huynh đã nói rằng “ Trước khi có trường Louis de Gonzague, tiền thân của La San
Đức Minh, vào đầu thế kỷ XX, ở địa hạt Tân Định đã có một trường mà các Sư
huynh đã hợp tác điều hành, mang tên Trường Saint Michel và chuyên phục vụ người
nghèo qua công tác dạy nghề. Như vậy, thành lập Trung Tâm Dạy Nghề Đức Minh
cũng có thể xem như một cách về lại cội nguồn.
Bài 2. Một Chút hoài niệm. Chân trời mới “tiếp cận vi tính” đã như một
hạt cải được gieo và dần dà hạt cải lớn lên như hình ảnh lớn lên của “vi tính
và các ứng dụng của bộ môn này” đối với Cộng đoàn La San Đức Minh. Thành quả
này là nhờ rất nhiều công sức của nhiều người… đặc biệt là Sư huynh Philippe
Nguyễn Bá Lộc…
Bài 1. La
San Đức Minh trên đường hồi sinh
Phát
sinh ý tưởng dạy nghề
Tôi
không dạy học từ nằm 1976. Để có tiền sống, tôi cũng phải làm đủ nghề vì không
có chuyên môn nào ngoài dạy học: thủ công mỹ nghệ, sơn mành trúc trong một
hợp tác xã, nuôi gà, làm nấm rơm, làm trong công trường xây dựng, chụp hình dạo…
Trên mức độ nào đó, tôi hiểu được sự cực khổ và giá trị của sự làm việc. Nhất
là trong những năm tôi làm việc trong công trường và làm thợ chụp hình dạo, tôi
gặp được nhiều, rất nhiều trẻ lang thang đang tuổi đi học, nhưng chưa bao giờ đặt
chân đến trường, mà phải « đi làm » để kiếm sống. Điều nầy làm tôi
suy nghĩ và một chút tia sáng lóe lên: « Mình phải làm một cái gì
cho chúng» và có thể đó là một cách mà tôi sống ơn gọi của tôi trong hoàn cảnh
xã hội hôm nay…
Tôi
chia sẻ ý tưởng của tôi với vài anh em khác và thế là vào năm 1989, với sự hợp
tác của 2 sư huynh khác, cựu giáo viên trường Kỹ Thuật La San[1]
chuyên về cơ khí và mộc, một lớp dạy nghề được mở ra một cách « kín
đáo » tại cộng đoàn La San Đức Minh. Lớp nầy được 15 em nghèo, do các linh
mục và các Sơ hay những người quen biết gởi đến. Về trang thiết bị, tôi dùng hết
số tiền dành dụm để bắt đầu từ zéro, lên một « xưởng » thực hành nhỏ
bé. Từ từ, với sự trợ giúp của các ân nhân, bạn hữu trong và ngoài nước, mà lớp
xưởng thực hành có nhiều trang thiết bị đầy đủ và lớp học tuy có nhiều khó
khăn, nhưng ngày càng phát triển cho đến ngày hôm nay. Sau đây là tiến trình của
« đời sống » lớp dạy nghề với những thăng trầm của nó.
Lời
của Khổng Tử (thế kỷ thứ 4e-3e trước Công Nguyên) làm tôi
tâm đắc và trở thành câu châm ngôn của lớp dạy nghề :
"Nếu con cho một người
một con cá, họ sẽ được nuôi dưỡng một lần.
Nếu con dạy cho họ đi đánh cá, họ sẽ được nuôi sống cả đời."
Nếu con dạy cho họ đi đánh cá, họ sẽ được nuôi sống cả đời."
Giai đoạn thứ nhất :
Những lớp dạy nghề được khai giảng vào cuối những năm 80 nhằm mục đích cho các
em có hoàn cảnh khó khăn có được một nghề trong tay và đồng thời giúp chúng có
một lương tâm nghề nghiệp. Trong những năm đầu, có 4 nghề : sửa xe gắn
máy, tiện, điện gia dụng và ống nước. Vì trong thời gian thử nghiệm, không có
phép, nên mỗi lần học sinh vào lớp thì cửa đóng lại. Các lớp nầy hoạt động được
hai năm. Đến cuối năm 1991, nhân viên thuế vụ đến và yêu cầu phải có giấy phép
để hoạt động. Anh cũng gợi ý là nên tìm một cơ quan có sẵn để xin làm vệ tinh.
Thế là các lớp dạy nghề tạm đóng cửa để tìm phương cách, chờ đợi giấy phép
chính thức.
Giai đoạn
thứ hai : Sau một thời gian tìm tòi, Cơ sở Dạy Nghề Đức Minh cũng được phép
mở cửa lại một cách chính thức, dưới danh nghĩa là một vệ tinh của Trung Tâm Dạy
Nghề Q.3. Trong thời kỳ hồi sinh nầy, Đức Minh chỉ có 2 nghề là sửa chữa xe gắn
máy và Vi tính. Hai năm sau, vào tháng 6 năm 1994, hai ban nữa được thành lập,
đó là ban mộc và điêu khắc gỗ. Một năm sau, vào tháng tư năm 1995, một nghề nữa
được khai trương : làm các tượng bằng thạch cao. Sau khi tốt nghiệp, các học
viên có thể về quê hành nghề hay tìm một cơ sở tư nhân để làm việc. Những em
nào không tìm được việc, có thể ở lại làm việc tại cơ sở.
Các
lớp dạy nghề đặc biệt dành cho các em có hoàn cảnh khó khăn, nên các em đường
phố, những em khuyết tật… được theo học hoàn toàn miễn phí. Các sư huynh và
giáo viên cố gắng giúp các em có tay nghề giỏi và đồng thời tạo một bầu khí gia
đình và huynh đệ mà các em nầy rất cần.
Các
lớp vi tính thì có thu tiền, nhưng học phí hạ hơn so với các trung tâm khác. Những
ai có hoàn cảnh khó khăn, vẫn có giảm hay miễn tùy theo trường hợp.
Học viên đến rất
đông, chứng tỏ các lớp nầy đáp ứng nhu cầu xã hội hôm nay. Lớp vẫn hoạt động
bình thường, không có gì đáng nói cho đến ngày J, ngày mà Trung Tâm Dạy Nghề
Q.3 không nhận Đức Minh làm vệ tinh nữa. Thông thường, khi bước từ giai đoạn nầy
sang giai đoạn khác, như trường hợp của Cơ Sở Dạy Nghề Đức Minh, một sự đau đớn
nào đó sẽ dẫn đến một kết quả tốt hơn mà chúng ta không hề tính trước.
Giai đoạn thứ ba: Cở sở Dạy Nghề Đức Minh êm đềm
hoạt động trong một thời gian khá dài từ năm 1989 đến tháng
10/2003. Sau đó, Giám Đốc
Trung Tâm Dạy Nghề Quận 3 không ký hợp đồng hợp tác
với Cơ sở Dạy Nghề Đức Minh nữa và đề nghị Đức Minh tách ra độc lập, xin thành lập Trung tâm Dạy nghề tư nhân, như vậy
mới có cơ hội phát triển. Nghe lời khuyên của vị đàn anh, hồ sơ xin thành lập
Trung Tâm Dạy Nghề được bắt đầu triển khai và đến ngày 12 tháng 4 năm 2005,
giấy phép đã được cấp. Từ nay, tất cả những học viên theo học tại Trung tâm Dạy
Nghề Dân Lập Đức Minh, nếu đủ tiêu chuẩn, sẽ được cấp giấy chứng chỉ tốt
nghiệp.
HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI
Trung Tâm Dạy Nghề Dân lập Đức Minh nghiên cứu những môn học mới thêm vào
các môn học sẵn có và các nghề mới như may gia đình và công nghiệp, điện gia
dụng và công nghiệp,
CHỈ
LÀ VỀ LẠI CỘI NGUỒN
Đọc lại các bộ sách sử của Dòng, chúng ta tìm được tài liệu sau:
“Một trường dành cho câm điếc do linh mục Azémar
sáng lập ở Lái Thiêu được giao lại cho các SH duy trì điều khiển. Sau khi được
dời về Tân Định tháng 8 năm 1902, trường chỉ nhận khoảng một
chục em khuyết tật. SH. Giám Tỉnh đã đề nghị tổ chức thêm một lớp dạy nghề tại
đó. …”
Và ở một nơi khác:
“…Không bao lâu trước khi các SH. trở lại Việt-Nam,
một linh mục truyền giáo đã mở một trường dành cho các em câm điếc. Các vị thừa
sai liền giao trường nầy cho các SH., để được dời về Tân Định, và các SH. đã mở thêm bên cạnh một lớp dạy nghề. Cả hai trường hợp
thành một khối và lấy tên là Trường Saint Michel…” (F. Alban, Histoire de l’Institut des Frères des
Ecoles Chrétiennes, Editions Générales FSC, 1970, trg. 189).
Như vậy thì trước Trường Saint Louis de Gonzague
(sau nầy đổi tên là La San Đức Minh), vào đầu thế kỷ nầy, các SH. đã có mặt tại
địa hạt Tân Định với một trường dạy nghề dành cho người câm điếc có tên là
Trường Saint Michel.
Qua bức thư của SH. Giám Tỉnh Ivrach-Louis, chúng
ta có được vài mô tả ngồi trường xa xưa nầy như sau »
« Chính
sau những yêu cầu liên lĩ của đích thân linh mục Verney mà Đức Cha đã trao cho
chúng tôi quyền điều khiển công trình dành cho các em câm điếc.
Trường Saint
Michel ở Tân Định sẽ là một trường chuyên dạy
nghề. Cùng với việc dạy dỗ và giáo dục các em theo khả năng tiếp thu, chúng tôi
sẽ cố gắng dạy cho chúng vài ngành nghề, giúp chúng sinh sống đàng hoàng khi
rời trường…
Tạm thời Viện
Mồ Côi được ghép với Trường Câm Điếc ; những trẻ mồ côi Annam và con lai
được thu nhận từ 6 đến 7 tuổi. Chúng cũng sẽ theo học nghề và những gì chúng
học được ở đấy sẽ là nguồn lợi ích lớn lao cho tương lai của chúng. Nếu ngài có
vài em bị bỏ rơi như thế, xin làm ơn báo cho chúng tôi biết. Chúng ta sẽ thoả
thuận về lúc nào chúng tôi có thể tiếp nhận chúng. (ngày 7/4/1902).
Trung Tâm Dạy Nghề Dân Lập Đức Minh ngày nay cũng
tiếp nhận các thanh niên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, các trẻ
em đường phố, để giúp các em có một nghề trong tay hầu nuôi sống bản thân và
gia đình và hoà nhập xã hội kèm theo hành trang vào đời cơ bản là lương tâm
nghề nghiệp, một con người có đủ nhân cách trong lối sống và phục vụ.
Như vậy, Trung Tâm dạy Nghề Dân Lập Đức Minh
chính là hiện thân của Trường Saint Michel lúc khởi đầu, cùng nhằm về một
hướng : phục vụ giáo dục người trẻ và người có hoàn cảnh khó khăn qua công
tác dạy nghề.
MỤC TIÊU
Của TRUNG TÂM DẠY NGHỀ DÂN LẬP ĐỨC MINH
Mục đích yêu cầu:
1-
Một môi trường luôn luôn đổi mới, để đáp ứng nhu cầu của
thời đại;
2-
Một môi trường luôn luôn dành ưu tiên cho chất lượng đào
tạo, thích ứng với tầm của mỗi học viên;
3-
Một môi trường đào tạo song song cho học viên có một tay
nghề vững chắc và một lương tâm nghề nghiệp;
4-
Một môi trường bình đẳng, không phân biệt giai cấp xã hội
hay tôn giáo;
5-
Một môi trường rộng mở, sẵn sàng đón tiếp các bạn trẻ và
người lớn gặp khó khăn để hoà nhập xã hội.
KẾT
Hạt cải đã được tình cờ gieo vào lòng đất.
Hạt cải đã nẩy mầm và bắt đầu lớn lên
Hầu có thể phục vụ Giáo hội
Phục vụ Tỉnh Dòng, Phục vụ các bạn trẻ
Phục vụ kẻ nghèo…
Nhật Nhật Tân fsc.
[1] Trung Tâm Dạy Nghề Đức Minh tri ân hai Huynh tiên phong
nầy là Huynh Nguyễn Đề Nghị và Huynh Trần Văn Ba. Lúc đó, Sư huynh Ba đang ở tại
Cộng đoàn La San Đức Minh. Sư huynh Nghị đang ở Cộng đoàn La San Tân Cang, mỗi
tuần đạp xe xuống Đức Minh dạy 3 ngày rồi về. Một sự cố gắng vượt bậc.
Bài 2. Một chút hoài niệm.
1- Chân trời mới : tiếp cận vi tính
Một hạt cải được gieo xuống đất
Trong kỳ hè 1988, một phụ huynh học sinh mang đến cộng
đoàn La San Đức Minh một máy vi tính nhỏ và nhờ sư huynh Philipphê Lộc nghiên cứu
để dạy lại cho con của ông sử dụng . Sau một vài tuần tìm tòi nghiên cứu, sư
huynh khám phá ra sức mạnh tuyệt vời của máy vi tính. Vì vậy sư huynh Lộc chia
sẻ với anh em và đề nghị anh em nhờ một người cựu học sinh La San đến để hướng
dẫn cho các sư huynh trong lãnh vực mới nầy. 8 sư huynh cộng đoàn Đức Minh và
Taberd đã theo học khóa nầy. Người hướng dẫn là anh Nguyễn văn Tuấn, cháu của
sư huynh Nguyễn văn Linh, hiện nay đã chịu chức linh mục. Khóa đầu tiên làm
quen với lãnh vực nầy là lập trình bằng « ngôn ngữ Basic ».
Vài tháng sau, người phụ huynh nầy sang Mỹ định cư. Sư
huynh Lộc xin sư huynh Giám Tỉnh mua lại máy đó với giá là 100USD. Nhưng phụ
huynh nầy biếu lại các sư huynh để mua sách vở cần thiết trong lúc ban đầu. Kể
từ sự kiện đó, sư huynh Giám Tỉnh Triều khuyến khích chúng tôi lên kế hoạch để
may ra có thể xin các sư huynh ở hải ngoại giúp đỡ.
Vào năm 1987, sư huynh Humbert Vũ Văn Cương[1] từ Pháp
trở về Việt Nam lần đầu tiên kể từ năm 1975. Sư huynh Humbert nói đùa rằng :
« Tôi làm vật tế thần để trở về dọn đường cho các anh em khác » (sư
huynh qua đời ngày 05/11/1998 vì bệnh tim, hưởng thọ 75 tuổi, tại nhà thương
Bichat, Paris). Quả vậy, vào ngày 22 thánh 5 năm 1989, người thứ hai trở về
cũng từ Pháp, mang theo một máy vi tính XT, màn hình màu EGA và một máy in 24
kim LQ-500 mà ngài đã dùng khi đi tu nghiệp bên Pháp. Vào thời đó máy vi tính
còn ít, nên máy nầy rất hiện đại, tuy ngày nay thì đã thành đồ cổ.
2- Những ngày đầu học Vi tính
Sau khi cài đặt các thiết bị, sư huynh Paul truyền đạt
cho chúng tôi vài khái niệm về vi tính bằng các « biểu diễn » cho
chúng tôi xem một vài khả năng của máy tính để làm cho chúng tôi xác tin sức mạnh
tuyệt vời của nó. Khóa học đầu tiên nầy có mặt đủ mọi thành phần và mọi lứa tuổi,
kể cả sư huynh Giám Tỉnh Triều cũng tham dự. Cho dù tất cả các sư huynh nầy
không tiếp tục đi xa, nhưng dù sao nhờ khóa học đầu tiên nầy, họ cũng có thể được
mở mắt ra nhìn thấy chân trời mới. Đây là một hy sinh lớn lao của sư huynh Lê Cừ
vì trong thời gian 3 tuần về thăm quê hương, sư huynh đã dành trọn cho các sư
huynh Việt Nam ham học, mà không có thời gian thăm gia đình mặc dù thời gian vắng
mặt quá lâu. Anh em La San Việt-Nam luôn
ghi nhớ và tri ân sư huynh đã « phá ngu » cho anh em trong lãnh vực nầy.
Một giai đoạn mới bắt đầu sau khi sư huynh Paul về Pháp.
Để ngọn lửa nhiệt thành vẫn tiếp tục cháy sáng và cháy mạnh lên, các sư huynh mời
những giáo sư chuyên về vi tính, đến hướng dẫn các sư huynh về MS-DOS, FOX
BASE, DBASE 4, ASSEMBLER, ngôn ngữ C và C++, sửa chữa máy tính…Để giảm chi phí,
chúng tôi cũng có mời người ngoài tham dự. Mỗi khóa trung bình từ 20-30 học
viên, nhưng chỉ có mỗi một máy vi tính duy nhất để thực hành. Thành thử ra phải
phân chia giờ thực tập từ 7g00 sáng đến 22g00, có khi kéo dài hơn. (Photo, p. 240).
Nhận thấy được sự cần thiết và sự bành trướng càng ngày
càng nhanh của vi tính, sư huynh Giám Tỉnh đã cho mua thêm 2 máy XT và 2 máy in
FX-1050 vào tháng 12 năm 1989.
3- Hạt
cải nẩy mầm
Sau một năm miệt
mài làm việc, nghiên cứu, các sư huynh tiên phong nắm vững những nguyên lý căn
bản. Người trẻ cũng muốn học nên chạy đến các sư huynh. Và những khóa học vi
tính đầu tiên được mở ra và dĩ nhiên chưa xin phép. Vào mùa hè năm 1990, 2 khóa
đặc biệt mở ra dành cho các sư huynh gồm có các môn : MS-DOS, SIDEKICK,
VNI, NORTON, PCTOOLS, MS-WORD. Trong thời gian nầy, sư huynh Giám Tỉnh với sự hỗ
trợ của anh Nguyễn Hoàng Đông và một cựu học sinh Đức Minh đã mua một máy vi
tính mới AT-286 với ổ dĩa cứng là 40MB.
4- Hạt
cải lớn lên
Mỗi năm vào
mùa hè, các tu sĩ nam nữ trên cả nước qui tụ về Saigon để bồi dưỡng nhiều ngành
khác nhau : thần học, sư phạm, giáo lý…Lợi dụng dịp nầy, sư huynh Vital
Quang đã giới thiệu cho các học viên sức mạnh và lợi ích của vi tính … và hứa sẽ
có một khóa hướng dẫn sử dụng một ngày không xa. Một nhóm rất đông đáp lại lời
mọi gọi nầy. Đó là vào năm 1992. Hạt cải đã từ từ lớn lên.
Nhờ vào sự trợ
giúp của Dòng và của anh em Việt-Nam ở hải ngoại, phòng vi tính được trang bị
khá đầy đủ (vào thời đó) với : máy mới AT-386, máy quét hình, máy in Laser
IIIP… Người trẻ đến thụ giáo càng ngày càng đông. Các linh mục tu sĩ đến từ khắp
đất nước để học hỏi cái nghề mới nầy. Và nhà nước cũng đến hỏi giấy phép. Chúng
tôi phải tạm ngưng để xin phép và trở thành một vệ tinh của Trung Tâm Dạy Nghề
Q. 3, như đã đề cập ở trên.
Nhờ vậy mà Đức
Minh đã có thể ra khỏi đường hầm và từ từ, từng bước một, củng cố công trình vừa
hé mở mà không biết trước được sẽ đi đến đâu.
5- Công
việc được thực hiện trong thời kỳ dò dẫm nầy
-
Nhờ
máy vi tính, Tỉnh Dòng cũng thực hiện được vài công việc nhỏ nhỏ qua việc đưa đến
quý sư huynh vài tài liệu của Tỉnh Dòng và của Giáo hội, đặc biệt sách kinh riêng
cho Dòng La San là quyển sách đầu tiên in trên giấy sáp (stencils) có dấu tiếng
Việt với chương trình VNI. Sách nầy được xuất bản vào mùa hè 1990.
-
Sư
huynh Phan Huy Hà đã dùng FOX PRO để lập trình cho việc bầu chọn sư huynh Giám
Tỉnh của Tỉnh Công Hội thứ 7 vào năm 1991.
-
Dần
dần các tài liệu khác của Dòng (Thư Mục Vụ, Thư Luân Lưu) cũng được thực hiện
sau khi đã chuyển sang Việt ngữ như : cùng chung và liên kết, Gia
Đình La San, Đời sống Cộng đoàn, Sự Biến đổi….
-
Vào
cuối năm 1992, Luật Dòng cũng được xuất bản dưới dạng song ngữ (Pháp-Việt), được
dàn trang bằng VENTURA PUBLISHER
PROFESSIONAL, rất phổ biến thời bấy giờ.
-
Phòng
Vi tính giúp đỡ đều đặn Văn Phòng Giám Tỉnh in ra những thông tin để gởi cho tất
cả các sư huynh hoặc cho những nơi cần thiết.
-
Hướng
dẫn sử dụng máy vi tính cho nhiều nhà Dòng nam cũng như dòng nữ từ Bắc chí Nam. Đây là một
điểm son mà anh em La San có quyền hãnh
diện
Mục
tiêu của trung tâm : tìm việc làm cho các học viên sau khi đào tạo. Một số
đông trong các học viên có được một chỗ làm tốt. Đặc biệt quý nam nữ tu sĩ, các
linh mục có được một phương tiện rất hiệu quả để phục vụ nhà Dòng, giáo xứ
…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét