CHỦ ĐỀ : ÁNH SAO – DẤU ẤN LA SAN 150 NĂM TRÊN QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM
Mục I. Chủ đích và bố cục của “Kỷ yếu”
Dù
qua bao thăng trầm lịch sử của những chặng đường lịch sử Việt Nam từ
cuối thế kỷ XIX đến nay; dấu ấn La San đã in đậm trên quê hương Việt
Nam.
Các
Sư huynh La San có thể thanh thản nhìn lại quá khứ và lấy làm tự hào;
ngang qua các hoạt động giáo dục (dù nằm trong khuôn khổ chính trị của
từng giai đoạn lịch sử Việt Nam), các Sư huynh La San là những nhà
truyền giáo phục vụ cho đại chúng và xã hội.
Dòng
La San là một trong những tổ chức Công giáo đã tích cực góp phần vào sự
nghiệp văn hoá giáo dục, nâng cao trình độ dân trí và nếp sống văn minh
cho xã hội và dân tộc Việt Nam trải qua một thế kỷ rưỡi.
Các
Sư huynh La San luôn ôn lại hành trình quá khứ, đặc biệt qua những thời
điểm kỷ niệm quan trọng của Dòng, để khiêm tốn rút ra những bài học hữu
ích và tìm lại những giá trị tiêu biểu cho truyền thống và tinh thần La
San. Đó là:
- Khả năng thích nghi uyển chuyển với thời đại (Luật Dòng (LD) số 3)
- Sự cởi mở với tri thức khoa học và nhân văn liên kết việc thăng tiến nhân bản với việc rao giảng Lời Chúa (LD số 12)
-
Phương pháp sự phạm hữu hiệu để truyền thụ kiến thức nhằm đặt các
phương tiện cứu độ vào tầm tay người trẻ (LD số 13, 13a)
-
Lòng nhiệt thành trong phận sự và hoạt động tông đồ giáo dục dưới ánh
sáng của cuộc đời và lời giảng dạy của Thánh Gioan La San (LD số 7)
-
Tình huynh đệ La San trung trinh để liên kết với nhau và tất cả mọi
thành phần của cộng đồng giáo dục nhằm phục vụ người nghèo trong lãnh
vực giáo dục (LD số 39; 17)
Dấu
ấn La San để lại nơi các Sư huynh, các học sinh và phụ huynh học sinh
trong hành trình 150 năm hoạt động đã đánh động lương tri mọi người Việt
Nam và đào tạo nên nhiều thế hệ con người Việt Nam, trong đó có những
người đã và đang nắm giữ vận mạng đất nước.
Những dấu ấn được thể hiện rõ nét qua từng giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử Dòng La San tại Việt Nam.
Tập kỷ yếu dự kiến khoảng 300 trang bao gồm các phần:
Phần I: Phần Lịch Sử (khoảng 200 trang bao gồm hình ảnh)
A. Đấng Sáng Lập và Nguồn gốc Dòng La San (F. Phượng)
I. Thánh Gioan La San - Đấng Sáng Lập
II. Sơ lược về Dòng La San trên thế giới
1. Lịch sử hình thành và phát triển
2. Các Sư huynh Tổng Quyền qua các thời đại – (đặc biệt hai SH Tổng Quyền gần nhất)
B. Sự hình thành và phát triển Tỉnh Dòng La San Việt Nam
I. Giai đoạn từ 1866 – 1949: Thời Kỳ thuộc các Sư Huynh Pháp
1. Giai đoạn 1866 – 1883 và 8 năm ngưng hoạt động
2. Giai đoạn 1889 – 1949: Tiếp tục hoạt động và phát triển
Các SH Pháp - Việt trong giai đoạn này: hình, tên, chức danh, tiểu sử (F. Đức cung cấp)
II. Giai đoạn từ 1950 – 1975: Thời kỳ thuộc các Sư huynh Việt Nam
1. Giai đoạn 1950 – 1954: Hoạt động trên cả ba miền đất nước
2. Giai đoạn 1954 – 1975: Hoạt động và phát triển tại miền Nam
Các Sư huynh Việt và Pháp (cuối cùng): Hình, tên, chức danh và tiểu sử (F. Đức cung cấp)
III. Giai đoạn từ 1975 – nay: Thời kỳ khủng hoảng và hội nhập
1. Giai đoạn 1975 – 1988: Đau khổ, mất mát và hội nhập
2. Giai đoạn 1988 – nay: Định hình các hình thức phục vụ và ổn định.
Hình ảnh các cộng đoàn La San hiện tại của Tỉnh Dòng (các cộng đoàn cung cấp)
IV. Những đóng góp cho xã hội và Giáo hội
1. Về Văn hoá
1.1/ Giáo Dục La San
1.2/ Sư phạm La San
1.3/ Hệ thống trường học và nhà huấn luyện
1.4/ Chương trình giảng dạy
2. Về tôn giáo
2.1/ Phục vụ công cuộc Loan Báo Tin Mừng: Mở trường và tổ chức các chương trình tại vùng truyền giáo
2.2/ Mục vụ ơn gọi tu trì
2.3/ Giáo dục đức tin cho thanh thiếu niên với lòng nhiệt thành La San: dạy giáo lý, thần học
3. Về xã hội
3.1/
Phục vụ xã hội qua thừa tác vụ các hoạt động xã hội: bác ái, cứu trợ,
trẻ đường phố, di dân, khuyết tật, khuyến học (Bài viết và hình ảnh kêu
gọi từ các hoạt động của các cộng đoàn, các nhóm Sư Huynh và Cựu Sư
huynh, các nhóm Cựu Học Sinh các trường La San trong và ngoài nước.)
3.2/ Hoạt động đoàn thể:
3.2.1/ Tại các trường La San trước 1975 (Kêu gọi tin bài kèm hình ảnh từ các CHS)
- Thanh Sinh Công
- Hướng đạo
- Hùng tâm dũng chí
- Việt sinh
- Thiếu nhi thánh thể
3.2.2/ Các nhóm Trẻ La San hoạt động trong và ngoài nước sau 1975 (Kêu gọi tin bài kèm hình ảnh từ các CHS)
Phần II. Những hình tượng La San
I. Các Sư Huynh Giám Tỉnh qua các thời đại
II. Các Sư huynh có những đóng góp lớn cho hoạt động giáo dục tại Việt Nam.
III. Những gương mặt Cựu Học Sinh La San
III. Những ân nhân của Tỉnh Dòng
IV. Các trường La San tiêu biểu
V. Ghi nhớ công đức tiền nhân (Các Sư huynh đã qua đời và nghĩa trang tại Chí Hoà, Mai Thôn, Huế)
Phần III. Nét đẹp La San
1. Những Châm Ngôn và Tư Tưởng của Thánh Gioan La San
2. Tình ca La San: Thơ - nhạc – ca khúc (Bài dự thi hoặc sưu tầm từ các nguồn khác nhau)
3. Sắc màu La San: Tranh - Thiệp - Nghệ thuật (Bài dự thi hoặc sưu tầm từ các nguồn khác nhau)
4.
Các kỷ vật – Hình ảnh lưu niệm (Sưu tầm từ các nguồn về hình ảnh các kỷ
vật (nếu có) – Hình ảnh các nhóm cựu học sinh các trường La San trước
1975 – Hình ảnh các sinh hoạt và hoạt động của cựu sư huynh và cựu học
sinh từ 1975 đến nay)
Phần IV. Hồi ký của các sư huynh, cựu sư huynh và cựu học sinh (Bài viết hoặc bài dự thi từ các Sư huynh, Cựu SH, Cựu thầy cô các trường La San và Cựu Học Sinh La San)
(Ghi chú: Phần III và IV khoảng 100 trang bao gồm hình ảnh)
Mục II: Về Việc Tổ Chức Thực Hiện
I. Thành lập Ban Thực Hiện:
1. Chủ biên: Tỉnh Dòng La San Việt Nam
2. Ban Biên tập: Thầy Petrus Dương Kim Quới, SH. Gustave Diệp Tuấn Đức, SH Joseph Lê Thành Tốt, SH Joseph Lê Văn Phượng.
3. Ban in ấn và phát hành: Xin giấy phép Nhà Xuất Bản Tôn Giáo.
4. Cộng tác viên:
II. Tiến độ:
Thời gian thực hiện là 2 năm rưỡi (từ đầu năm 2013 đến 06/2015 sẽ xuất bản)
1/ Năm 2013:
- Thu thập dữ liệu (văn khố và từ các chứng nhân sống) – biên tập
- Tiến trình biên tập từng phần sẽ đăng trên mạng và gửi đến các Sư huynh có trách nhiệm đọc để rà soát lại.
- Tháng 12/2013 sẽ có bản thảo hoàn chỉnh.
2/ Năm 2014:
- Sửa bản thảo – bổ sung những hình ảnh và tư liệu (nếu cần)
- Liên hệ nhà in, nhà xuất bản để xin giấy phép
- Tháng 10 - 12/2014 gửi bản thảo cho nhà xuất bản.
3/ Năm 2015 in ấn (có thể trong nửa đầu của năm 2005)
III. Dự trù Kinh phí:
1. Tiền nhuận bút: 200 trang chữ x 400.000 đ/trang = 80.000.000 đồng
100 trang hình ảnh dùng hình ảnh tư liệu của Tỉnh Dòng
2. Thiết kế - dàn trang
- 4 trang bìa × 250.000 đồng/1 bìa = 1.000.000 đồng
- 300 trang ruột × 40.000 đồng/1 trang = 12.000.000 đồng
- Phí biên tập ra bản thảo và chi phí quản lý: 15.000.000 đồng
- Giấy phép + biên tập của NXB: 12.000.000 đồng
- In ấn: 2.000 cuốn × 70.000 đồng/1 cuốn = 140.000.000 đồng
(in 4 màu, giấy coucher 80, bìa dày, khổ 20 × 28)
(in 4 màu, giấy coucher 80, bìa dày, khổ 20 × 28)
Tổng chi phí dự trù khoảng 260.000.000 đồng
(Kinh phí chỉ mang tính khảo sát để nắm được dự toán)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét